Hướng dẫn tổ chức tang lễ theo bản sắc văn hóa Việt

Quy luật tất yếu của cuộc sống chính là “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”. Vì vậy mà khi con người lìa trần đời về với cõi vĩnh hằng, những người ở lại luôn cần tổ chức một đám tang chu toàn nhất. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn tổ chức tang lễ theo bản sắc văn hóa Việt.

Mục lục

Những lưu ý khi tổ chức đám tang của người Việt

Khi người thân trong nhà trút hơi thở cuối cùng thì gia đình cần phải thực hiện những công đoạn tắm rửa, sửa soạn cho người đã mất. Dưới đây là những hướng dẫn tổ chức tang lễ, lưu ý khi người đã khuất vừa trút hơi thở cuối cùng.

Chuẩn bị sửa soạn cho người mất

Sau khi đã trút hơi thở cuối cùng, người thân cần phải tắm rửa thi hài sạch sẽ, cắt ngắn móng tay móng chân,… Điều này giúp cho người đã khuất được thoải mái nhất. Sau khi đã tắm rửa sạch sẽ thì tiến hành chọn 1 bộ đồ mới để mặc hoặc bộ đồ mà người đã khuất rất thích khi còn sống.

Đặc biệt, khi người thân trút hơi thở cuối cùng thì người thân trong gia đình cần đại diện có người thực hiện vuốt mắt cho người đã mất.

Sau khi đã vuốt thì cần để người đã mất nằm ngay ngắn, thẳng chân, dùng dây vải buộc 2 đầu ngón chân cái lại, đặt 2 tay lên bụng rồi sau đó buộc vào 2 đầu ngón tay cái lại với nhau.

Theo truyền thống thì người thân sẽ bỏ vào miệng người đã khuất 1 ít gạo và 1 thẻ vàng nhỏ, sau đó phủ một miếng vải trắng lên mặt của người mất. Cuối cùng là đặt 1 nải chuối xanh dằn lên bụng của người mất.

Việc để gạo và nải chuối lại là giúp cho người đã khuất có lộ phí để dễ dàng đi về thế giới khác được suôn sẻ, không bị cản trở.

Như vậy việc chuẩn bị sửa soạn cho người mất cần phải được thực hiện kỹ càng nhất. Người thân có thể tự thực hiện những công đoạn này hoặc có thể liên hệ dịch vụ tổ chức tang lễ trọn gói của Tang Lễ Hà Nội.

Chuẩn bị giường nơi đặt người mất nằm, đồ đạc người mất

Sau khi đã thực hiện xong những việc làm trên thì người thân tiến hành đặt người mất lên giường. Sau đó sử dụng một dây vải tẩm dầu hôi buộc ở 4 góc giường hoặc có thể đốt 4 cây đèn cầy ở 4 góc nơi mà người đã khuất đang nằm.

Tiếp theo đó là sử dụng vải màn che lại chỗ mà người mất nằm, tiếp theo đó là đốt 1 ngọn đèn tại đầu giường của người mất nằm. Theo như quan niệm thì người sau khi chết có thể nằm đợi người thân đoàn tụ trở về thì mới đưa tang. Tuy nhiên thời gian chờ đợi không quá 3 ngày.

Đặc biệt quan trọng, người thân cần phải thu gom tất cả các đồ đạc của người đã mất như: quần áo, vật dụng cá nhân,… sau đó tiến hành đốt đi hoặc để vào trong quan tài lúc Tẩm Liệm. Tuy nhiên, người nhà cũng có thể giữ lại một số vật dụng để làm kỷ vật tưởng nhớ đến người đã mất.

Những lưu ý hướng dẫn tổ chức tang lễ

Ngoài những lưu ý bên trên thì còn có một số lưu ý quan trọng trong khi tổ chức đám tang. Người thân có thể liên hệ đến dịch vụ mai táng để tổ chức đám tang, liên hệ tìm chỗ chôn cất hoặc hỏa thiêu và gửi tro cốt.

Đặc biệt, các công đoạn tổ chức một đám tang không hề đơn giản. Đặc biệt là trong quá trình xảy ra thì tang gia rất bối rối và hoang mang. Chính vì điều này nên bạn cần phải sử dụng các dịch vụ tổ chức đám tang, ví dụ như sử dụng dịch vụ của Tang Lễ Hà Nội.

Đối với gói tổ chức trọn gói thì bạn không cần phải lo lắng tất cả các vấn đề liên quan trong việc tổ chức tang lễ nữa. Từ đó hạn chế được nhiều điều thiếu sót trong khi tang gia bối rối.

Tổ chức tang lễ việt

Hướng dẫn tổ chức tang lễ chu toàn nhất

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các công đoạn người đã vừa mất xong, chúng ta sẽ tiến hành tổ chức tang lễ người đã mất. Để tang lễ được diễn ra chu toàn nhất, chúng tôi chia sẻ đến bạn hướng dẫn tổ chức tang lễ theo văn hóa Việt Nam.

Dưới đây chính là những thủ tục trong tổ chức tang lễ không thể thiếu được của người Việt. Theo đó, những thủ tục này đảm bảo có thể sẽ không tìm thấy ở quốc gia nào khác, có thể được xem như một di sản văn hóa của người Việt.

Lập bàn thờ vong

Bàn thờ vong là một trong những thủ tục quan trọng nhất khi tiến hành tổ chức tang lễ cho người đã khuất. Bàn thờ vong thường có hoa tươi, trái cây, đèn cầy, có mâm đồ cúng, có di ảnh và bài vị của người đã khuất,…

Đặc biệt, theo tục lệ xa xưa thì một thứ không thể thiếu chính là 2 cây chuối nhỏ được đặt ở hai bên của bàn thờ. Lư hương cũng được làm từ một phần của thân cây chuối. Điều này tượng trưng cho sự sum vầy, đoàn kết giữa những người thân trong gia đình.

Một thông điệp được gửi đi cho người đã khuất là: người mất hãy cứ yên tâm ra đi, người thân, bạn bè và hàng xóm sẽ là người ở lại và thực hiện những công việc mà người mất còn đang chưa thực hiện được, còn dang dở.

Như vậy, bàn thờ vong có ý nghĩa không chỉ là một trong những thủ tục quan trọng mà còn mang đậm nét văn hóa và tín ngưỡng của người Việt.

Nhập quan và phát tang

Nhập quan và phát tang là 2 nghi thức quan trọng nhất trong việc tổ chức đám tang cho người Việt. Giờ Tẩm Liệm và nhập quan cần phải được xem cẩn thận để hợp và không xung khắc đối với người đã mất. Như vậy thì mới đảm bảo tang lễ diễn ra suôn sẻ và con cháu thịnh vượng.

Sau người đã mất nhập quan thì những vật dụng đã chuẩn bị từ trước (những đồ dùng của người đã mất) có thể đặt vào trong quan tài luôn. Tuy nhiên lưu ý rằng đối với hình thức hỏa táng thì cần phải tránh đặt các vật dụng bằng kim loại, nhựa vào bên trong quan tài.

Tiếp theo chính là lễ Phát tang, lễ này còn được gọi là lễ Thành Phục, theo đó, người nhà và con cháu sẽ tiến hành xếp thành hàng trước bàn vong của người đã khuất. Sau đó tiến hành nhận khăn tang. Sau khi nghi lễ phát khăn tang xong thì mọi người có thể bắt đầu đến viếng.

Như vậy lễ nhập quan và phát tang cũng rất quan trọng và đòi hỏi người thân trong gia đình phải biết để thực hiện. Tương tự, nếu sử dụng dịch vụ tổ chức tang lễ trọn gói cũng được chúng tôi hỗ trợ tất cả các nghi lễ này.

Lễ viếng và phúng điếu

Tiếp theo chính là lễ viếng hay phúng điếu, sau khi đã phát tang thì người nhà sẽ tiến hành cử đại diện đốt nhang, đưa nhang cho khách viếng thăm. Cử người đại diện đứng vái lạy trả lễ cho khách viếng.

Thời gian tổ chức lễ viếng phúng điếu thông thường từ khoảng 2-3 ngày. Thời gian này phụ thuộc vào mỗi gia đình khác nhau và tôn giáo. Có thể chủ động liên hệ với bên tổ chức tang lễ để sắp xếp sao cho hợp lý nhất.

Lễ viếng là khoảng thời gian giúp cho người thân bạn bè xa gần của người đã khuất về để nhìn mặt và tiễn biệt lần cuối đến người đã khuất. Ở Phật Giáo thì quan tài được đóng nắp kín, đối với nghi thức lễ ở người theo đạo Công giáo thì quan tài được mở nắp phần trên để nhìn thấy mặt của người đã khuất (hoặc chỉ sử dụng đóng tấm kính trước).

Người viếng đem theo phong bì phúng điếu có chứa tiền phúng điếu. Đồng thời có thể đem theo điện hoa, vòng hoa để đặt nơi tổ chức tang lễ nhằm tôn kính, gửi lời chia buồn sâu sắc đến với người thân và tiễn biệt người đã khuất.

Di quan và động quan

Động quan và di quan là một trong những nghi lễ rất quan trọng, là nghi lễ cuối cùng trước khi chính thức hạ huyệt và chôn cất người đã mất (nếu sử dụng hình thức địa táng – chôn cất). Khi quan tài được di chuyển đến nơi hạ huyền thì kết thúc chương trình tang lễ.

Như vậy có thể nói rằng di quan và động quan được thực hiện theo những nguyên tắc của tôn giáo mà người đã mất tín ngưỡng theo. Nghi thức lễ này được thực hiện khác nhau phụ thuộc vào yêu cầu khác nhau của mỗi gia đình.

to chuc tang le viet tanglehanoi.net e1606389125388

Sau đám tang cần thực hiện lễ cúng gì?

Sau đám tang được thực hiện thì sẽ có rất nhiều các lễ cúng được thực hiện như sau:

  • Lễ cúng 3 ngày
  • Lễ cúng thất
  • Lễ cúng 100 ngày
  • Lễ cúng giỗ đầu (tròn 1 năm).

Lễ cúng giỗ đầu được thực hiện tròn 1 năm kể từ ngày người đã mất sống cuối cùng trên dương gian. Như vậy có nghĩa rằng là sẽ làm lễ vào ngày còn sống, chứ không làm lễ vào đúng ngày mất.

Với những hướng dẫn tổ chức tang lễ trên đây thì việc tổ chức tang lễ có thể nói là rất quan trọng. Từng công đoạn quy trình được chuẩn bị rất bài bản và phải hạn chế tối đa thiếu sót để tránh ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm trong quá trình tổ chức.

Dịch vụ tổ chức tang lễ trọn gói chuyên nghiệp tại Hà Nội

Tang Lễ Hà Nội là dịch vụ tổ chức tang lễ trọn gói chuyên nghiệp tại Hà Nội. Chúng tôi có đội ngũ chuyên viên tổ chức với nhiều năm kinh nghiệm, vì vậy mà hạn chế được tối đa những thiếu sót trong quá trình tổ chức tang lễ.

Chúng tôi thực hiện tổ chức tang lễ theo những bàn bạc trước với người đại diện gia đình và ký hợp đồng rõ ràng về các khoản chi phí thanh toán trong quá trình tổ chức tang lễ. Với gói dịch vụ tổ chức trọn gói thì bạn yên tâm sẽ không phát sinh bất cứ chi phí nào ngoài tầm kiểm soát.

Đặc biệt, chúng tôi luôn hỗ trợ nhanh nhất và tư vấn hoàn toàn miễn phí dịch vụ tổ chức tang lễ cũng như cung cấp các sản phẩm, cho thuê các lễ vật tổ chức. Ngoài ra chúng tôi còn cho thuê xe tang, xe khách đưa đón người thân đến nơi an táng. 

Mọi chi tiết chỉ cần liên hệ đến dịch vụ Tang Lễ Hà Nội theo thông tin sau:

  • Địa Chỉ: 165 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Email: tanglehanoi1@gmail.com
  • Phone: 0984 567 022

Bài viết liên quan

Bán đất nghĩa trang An Lạc Viên Thái Nguyên

Việc lựa chọn nơi an nghỉ phù hợp cho người đã khuất là...

Tổ chức lễ an táng là gì? Nghi thức tổ chức lễ an táng theo từng tôn giáo

Tổ chức lễ an táng là một nghi thức không thể thiếu trong...

Quy trình tổ chức tang lễ cho người trên 100 tuổi

Dịch vụ Tang lễ Hà Nội là địa chỉ tin cậy của mọi...

Những kiêng kỵ trong thời gian để tang bạn cần biết

Để tang là một phong tục có từ lâu đời. Ý nghĩa của...

Quy định tổ chức tang lễ cho cán bộ quân đội

Quy định tổ chức tang lễ cho cán bộ quân đội được Chính...

Kịch bản tổ chức tang lễ được nhiều người sử dụng nhất

Để đám tang diễn ra thuận lợi và chu đáo, chúng ta vẫn...