Ngày 23 tháng Chạp là dịp các gia đình chuẩn bị mâm lễ thịnh soạn, đủ đầy, để gặp nhiều may mắn. Vậy cách sắm lễ cúng ông Công ông Táo thế nào…
Xem thêm: Lập bàn thờ vong cho người mới mất
Theo truyền thống của người dân Việt Nam, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày ông Công ông Táo về chầu trời. Đây là dịp các gia đình chuẩn bị mâm lễ thịnh soạn, đủ đầy, với mong cầu năm mới sẽ có thêm nhiều may mắn tốt lành. Vậy nên, cách sắm lễ cúng ông Công ông Táo như thế nào để có được lợi ích và đúng Pháp nhất? Kính mời quý độc giả cùng tìm hiểu bài viết dưới đây!
Sắm lễ cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì?
Y theo lời Phật dạy, để đàn lễ cúng ông Công ông Táo đúng Pháp và được nhiều lợi ích thì chúng ta phải cúng tế chay tịnh, trang nghiêm. Khi sắm lễ cúng ông Công ông Táo, người sắm lễ nên chuẩn bị:
Đồ lễ và cách sắp lễ gồm:
+ Hương: Các loại hương đốt có hương thơm
+ Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).
+ Trà: Nước trà tỏa hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh.
+ Quả: Số lượng tùy ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả. Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để hương linh thọ hưởng, quả xanh chưa có hương thơm của vị (tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ cất đồ).
+ Thực: Hiến cúng Phật bày lễ một bát cơm và một cốc nước. Hiến cúng chư Thiên, chư Thần bày lễ một bát cơm và một cốc nước chè. Hiến cúng gia tiên có một mâm cơm chay, nếu không có đồ chay thì làm một mâm cơm chay đơn giản bao gồm các đồ thức ăn từ rau củ quả, không có thịt của chúng sinh.
– Tâm khi cúng lễ: Dùng ba tâm kính Phật, trọng thần, hiếu nghĩa với tổ tiên. Biết ơn Phật đã ban bố chỉ dạy pháp diệt khổ cho chúng sinh. Biết ơn và tôn trọng các vị chư Thiên, Thiện Thần đã ủng hộ cho mình làm các việc thiện. Biết ơn tổ tiên, cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục chúng ta, đã tạo duyên cho chúng ta có họ hàng anh em con cái.
– Lưu ý: Các đàn cúng lễ không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.
Cúng ông Công ông Táo ở đâu?
Trong dân gian xưa có quan niệm, ông thần Táo ở nơi bếp nên chuyện chuyện to, chuyện nhỏ gì ông biết hết. Cho nên, ông sẽ là người chịu trách nhiệm lên báo cáo với Ngọc Hoàng về việc tội, phúc của các gia đình.Tuy nhiên, quan niệm này có thực sự đúng với tinh thần cúng lễ trang nghiêm, tôn kính?
Về vấn đề này Sư Phụ lý giải: “Vì dân ta quan niệm rất đơn giản, ông thần Táo là thần bếp, vua bếp nên ông ở dưới bếp. Cho nên ông ở đâu thì cúng ở đó, ông ăn ngay tại đấy cho tiện. Như câu chuyện dân ta cúng ông thần tài mà nghĩ ông ở dưới đất nên đặt ban thờ xuống đất để cúng. Dân ta quan niệm cúng các cụ như thế là tiện, phù hợp”.
Tất nhiên không phải gia đình nào cũng có quan niệm như thế! Trong bài giảng, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh cũng đưa ra lời khuyên: “Chúng ta làm mâm cơm, cúng ở chỗ đàng hoàng trên nhà, trên ban thờ. Thầy khuyên tất cả mọi người cúng lễ thì nên để nơi trang nghiêm. Vì cúng là thể hiện sự cung kính, sự tôn trọng nên đặt ở dưới bếp, ở chỗ bồ hóng rơi xuống rất là bẩn, lôi thôi lếch thếch”.
Từ lời chia sẻ trên Sư Phụ, chúng ta hiểu được việc cúng ông Công ông Táo ở dưới bếp không thực sự đem lại lợi ích. Bởi việc cúng lễ phải được bày trí ở nơi trang nghiêm, sạch sẽ cùng với lòng thành kính sẽ mang quả báo tốt lành cho gia chủ.
Xem thêm: Lập bàn thờ phật tang lễ
Bài cúng ông Công ông Táo năm 2021
Ngoài phẩm vật lễ cúng để thể hiện lòng thành, bài văn khấn cúng ông Công ông Táo đúng nghĩa, đúng Pháp để truyền tải tâm nguyện của mình rất quan trọng.
Mong rằng, qua bài viết trên, quý Phật tử có được hiểu biết về cách sắm lễ cúng ông Công ông Táo trong dịp 23 tháng Chạp tới đây.
Nguồn: Chuabavang.com