Mỗi người chết dưới nhiều hình thức khác nhau, có người chết do bệnh tật, ốm đau, có người tai nạn mà chết, có người tìm đến cái chết để giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời trần tục. Trong mỗi kiểu chết lại có những điều kiêng kỵ trong tang lễ không giống nhau:
Những điều kiêng kỵ trong tang lễ với các hình thức ra đi của người quá cố
Người chết ở ngoài đường
Theo quan niệm của ông cha ta từ xa xưa, gia đình Trong lúc gia đình có tang sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, những bối rối về các thủ tục, quy định. Bởi lẽ, tang lễ theo quan niệm của người Việt là chuyện đại sự và phải làm như thế nào để mọi thứ được vẹn toàn, người chết yên nghỉ mà người sống thì an lòng. Vậy cùng Tang Lễ Hà Nội tìm hiểu những điều kiêng kỵ trong tang lễ nhé!
Có thể bạn quan tâm: Cung cấp áo sơ mi đen tang lễ tại Tp Hà Nội
Ý nghĩa của những điều kiêng kỵ trong tang lễ
Đời người vốn dĩ vô thường, thân cát bụi lại trở về cát bụi, cũng giống như cuộc hành trình dài cần có lúc phải được nghỉ ngơi vậy. Việc mất đi người thân, ruột thịt là nỗi đau đến xé lòng, mọi tình cảm, yêu thương gắn bó giữa người sống và người chết không sao có thể nói thành lời. Với mong muốn người chết phải được yên nghỉ, thanh thản, nhẹ nhàng thì người ở lại cũng được an ủi trước những mất mát, đau thương.
Vậy khi tổ chức cho người đã khuất thì những điều kiêng kỵ trong tang lễ có ý nghĩa ra sao? Cùng Tang Lễ Hà Nội tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Thực ra câu hỏi này được đặc biệt quan tâm khi gia đình không may có người qua đời. Bởi lẽ, chuyện tang ma theo quan niệm của người Việt ta là chuyện hệ trọng và cũng rất xấu, thậm chí mang đến sự đen đủi cho gia đình người quá cố nếu bạn không biết tránh những điều kiêng kỵ trong tang lễ.
Để không phải hứng chịu những điều tồi tệ tiếp diễn sẽ xảy đến cho gia đình, người thân, họ hàng, bạn bè, hàng xóm thì nhà có người mới mất cần phải chú ý đến những điều kiêng kỵ không hay để mọi thứ được vẹn toàn tốt đẹp hơn.
Như ông bà ta thường có câu: “có thờ có thiêng có kiêng có lành”, việc gia đình có người mất là điềm hạn, điềm gỡ vô cùng xấu đối với tang chủ. Do đó, mọi hành vi từ lời ăn tiếng nói đến các phong tục tập quán trở nên nhạy cảm trong hoàn cảnh tang thương. Cần có những chú ý trong việc nên kiêng những gì để đám tang được diễn ra suôn sẻ, người khuất được ra đi thanh thản còn người ở lại cũng yên tâm và được an ủi tránh những điềm gỡ về sau này.
có người chết ở đường, ở chợ để tránh gặp xui xẻo thì tuyệt đối không được mang về nhà làm tang ma. Vì người chết vốn âm khí rất nặng và mang xác về nhà thì việc làm ăn sẽ không được suôn sẻ, thuận lợi. Cuộc sống trong gia đình sẽ khó khăn hơn. Thậm chí, các vong linh, cô hồn không nơi nương tựa ngoài đường sẽ theo ma mới vào nhà tang chủ quấy phá.
Vì vậy, gia đình sẽ tổ chức tang lễ cho người đã khuất tại nơi mất hoặc mang ra ngoài đồng để bạn bè, người thân đến đưa tiễn.
Người chết do treo cổ
Hình thức này không còn xa lạ, cũng chẳng còn mới mẻ với cuộc sống hiện đại ngày nay. Khi người treo cổ đã chết thì người nhà nhanh chóng chém đứt sợi dây. Đây được xem là hành động can thiệp giúp người sống cắt đứt mọi oan nghiệt cho người chết mang đi. Nếu không thực hiện đúng thì gia đình sẽ mang họa có người thân treo cổ suốt 3 đời mới hết nghiệp.
Nhà có con cái chết sớm
Đây là tang ma rất đau thương khi người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, nghịch cảnh này đôi khi cú sốc quá lớn khiến cha mẹ không thể nào chịu đựng nỗi mà ảnh hưởng sức khỏe. Thậm chí có trường hợp trùng tang vì chết theo con cái. Vì vậy có những nơi kỵ không cho bố mẹ đưa tang con là như vậy. Đây là những điều kiêng kỵ trong tang lễ mà chúng ta hết sức chú ý tránh tang lại trùng tang.
Những điều kiêng kỵ trong tang lễ với trang phục cho người sống và người chết
Những điều kiêng kỵ trong tang lễ với việc mặc trang phục gì cho cả người chết và người sống cũng cần được đặc biệt chú ý
Trang phục cho người chết không được làm từ lông, da
Nghi thức khâm liệm vô cùng quan trọng cần phải thực hiện kỹ lưỡng, cẩn thận. Trước khi khâm liệm người nhà phải chuẩn bị quần áo quan mới hoàn toàn, sạch sẽ, số lượng áo phải được chuẩn bị theo số lẻ. Tuyệt đối không chuẩn bị áo theo số chẵn sẽ dẫn đến những tai họa về sau cho gia đình.
Áo liệm làm bằng vải lụa thì người chết mới phù hộ và ban phước cho con cháu. Tuyệt đối không dùng vải gấm, satin hay bằng chất liệu da, lông, càng không được cởi trần. Trước khi được thay đồ mới thì cần nấu nước vang gồm nhiều loại hương liệu khác nhau để tẩy rửa mọi vết bụi bẩn của cõi trần tục. Điều này sẽ giúp linh hồn người mất lúc nào cũng được sạch sẽ, thơm tho.
Trang phục cho người thân và quan khách tới viếng
Khi đến đám tang, dù là người thân thích trong gia đình cũng phải ăn mặc kín đáo, đồ tối màu để thể hiện sự tôn kính với người đã khuất và sự tôn trọng trước việc đau buồn mất người thân của gia đình tang chủ. Tránh ăn mặc lòe loẹt, hở hang, trang điểm sặc sỡ, diêm dúa gây phản cảm và không phù hợp với không khí tang thương, mất mát. Đồng thời tránh cười nói, nô đùa ầm ĩ.
Đối với gia quyến người quá cố phải ăn mặc theo đúng quy định truyền thống, đeo khăn tang, mặc áo xô trắng. Trong thời gian đang phải chịu tang cũng ăn mặc giản dị, kín đáo, không hát hò, mở tiệc linh đình để người mất được an nghỉ.
Những điều kiêng kỵ trong tang lễ về việc chọn ngày giờ và vị trí chôn cất
Người Việt ta có những truyền thống văn hóa tâm linh rất được tôn trọng và trở thành nét đẹp văn hóa khi những điều kiêng kỵ trong tang lễ được thực hiện với cách chọn ngày giờ hoàng đạo, phù hợp với tuổi của người chết cùng vị trí chôn cất.
Kiêng chọn ngày giờ xấu
Không phải chết là phải tổ chức khâm liệm ngay mà tang chủ phải chọn ngày giờ đẹp và hợp với tuổi người mất thì người quá cố mới được yên lòng, an nghỉ nơi suối vàng. Đặc biệt là 3 mốc thời gian khi khâm liệm, nhập quan và lúc an táng. Tránh ngày giờ xung với tuổi người mất để không gặp bất lợi sau này.
Không chọn vị trí chôn cất qua loa
Khi mất đi thì vị trí chôn cất mộ là ngôi nhà của của người quá cố khi về với cõi vĩnh hằng. Do đó chọn vị trí, ngày giờ để cất mộ cũng đặc biệt quan trọng như một ngôi nhà của người sống vậy. Vì vậy cần có những điều kiêng kỵ trong tang lễ khi chọn vị trí cất mộ:
- Không đặt mộ tại nơi có các tảng đá lớn, vượng khí không tốt sẽ đè lên mộ người chết.
- Tránh nơi ẩm ướt, gần các kênh rạch vì sự bồi đắp có thể làm mộ bị thất lạc.
- Tránh đặt mộ ở nơi quá vắng vẻ, quạnh hiu, người chết cũng cần có thế giới của riêng họ, cũng cần bạn bè..
- Tránh chôn gần đền chùa, miếu mạo sẽ phạm đến thần linh người chết khó siêu thoát.
- Chọn những nơi có không gian thoáng đãng, tránh đặt gần nhà tù khiến người chết luôn cảm thấy bí bách.
Ngoài những điều kiêng kỵ trong tang lễ ở trên thì tang chủ cần chú ý thêm là tránh để chó, mèo chạy qua xác người chết. Cũng như tránh để nước mắt rơi xuống khi khâm liệm. Đồng thời trong quá trình khiêng linh cữu phải thật nhẹ nhàng, cẩn thận tránh làm kinh động đến người đã khuất. Quan tài tuyệt đối không được dùng chất liệu là gỗ cây liễu vì cây liễu không có hạt, nên quan niệm người xưa sợ không có người nối dõi.
Như vậy, Tang Lễ Hà Nội đã chia sẻ tới quý vị những điều kiêng kỵ trong tang lễ một cách cụ thể nhất. Hy vọng trong lúc tang gia bối rối, tang chủ cùng người tới viếng có thể thực hiện tốt những điều tối kỵ trong tang lễ để tránh những điều không may mắn nhé!