Xả tang để cưới được coi là nghi thức để đám cưới được tổ chức một cách suôn sẻ, đồng thời cuộc sống vợ chồng mới cưới sẽ thuận lợi, hòa hợp mà không gặp phải khó khăn gì.
Tuy nhiên, nhiều người lại có lo lắng về việc xả tang sớm để cưới, liệu xả tang sớm để cưới có ảnh hưởng gì không? Có nên hay không? Để làm sáng tỏ vấn đề này, hãy cùng với Tang lễ Hà Nội tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé!
Xả tang và để tang là gì?
Trước khi tìm hiểu về vấn đề xả tang sớm để cưới có ảnh hưởng gì hay không, cúng ta hãy cùng tìm hiểu về việc để tang và xả tang trong phong tục thờ cúng của người Việt Nam trước nhé!
Khi có người thân không may qua đời, người còn sống sẽ thực hiện phát tang trong lúc tổ chức tang lễ để bày tỏ sự tiếc thương, đau buồn vì sự ra đi của người quá cố.
Sau khi nghi lễ phát tang (quá trình tổ chức tang lễ) hoàn tất, những người thân trong gia đình sẽ để tang cho người mới mất, bằng những nghi lễ như: thờ cúng, nhang đèn, thắp hương, làm cơm cúng,…
Xem thêm: Có nên xả tang sớm hay không?
Sau khi hoàn thành những nghi lễ cần thiết trong quá trình để tang, các gia đình sẽ tiến hành xả tang trong thời gian 49 ngày, 100 ngày, hoặc hơn ( tùy vào mối quan hệ giữa người còn sống và người đã mất), để hoàn tất việc để tang, gia đình cần tiến hành nghi lễ xả tang.
Nghi lễ xả tang có mục đích nhằm thông báo đến mọi người rằng gia đình đã hết thời gian để tang, có thể sinh hoạt lại như bình thường.
Bên cạnh đó nghi thức xả tang còn có ý nghĩa rằng: Người còn sống mong muốn người đã khuất không còn quyến luyến với trần thế, sớm siêu thoát về nơi yên nghỉ cuối cùng.
Trước khi xả tang thì cưới hỏi thuộc về điều kiêng kỵ, không nên làm, chính vì vậy có những câu hỏi xoay quanh vấn đề này, rằng xả tang sớm để cưới có ảnh hưởng gì hay không? Thực chất vấn đề này như thế nào, hãy cùng Tang lễ Hà Nội tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết để rõ hơn nhé!
Xả tang sớm để cưới có sao không?
Xả tang sớm để cưới có sao không là câu hỏi chung của nhiều cặp đôi, khi đã dự định cưới nhưng không may trong gia đình bên kia có người thân mất đi.
Để tang vốn là một lễ nghi nhằm thể hiện sự tôn kính và lòng hiếu thảo hoặc sự thương xót của người thân trong gia đình với người đã mất, tuy nhiên với cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều phong tục tập quán xưa cũ cũng dần được lược bỏ để bớt rườm rà.
Xả tang sớm không còn là vấn đề sai trái hay lỗi đạo đức, vì thực chất đây chỉ là lễ nghi, hình thức, chỉ cần trong tâm mỗi người luôn thể hiện sự thành kính thì việc xả tang sớm để cưới cũng không ảnh hưởng gì.
Và đôi khi việc xả tang sớm cũng là cách để mọi thành viên trong gia đình có thể quay lại cuộc sống bình thường, bớt quyến luyến để người đã khuất có thể yên tâm siêu thoát.
Chính vì vậy việc xả tang sớm để cưới hoàn toàn không thuộc về vấn đề đạo đức hay trái với luân thường đạo lý, chỉ cần cặp vợ chồng mới cưới luôn tôn trọng và tôn kính người đã khuất thì cuộc sống sau khi kết hôn sẽ thuận lợi, suôn sẻ.
Vậy xả tang sớm để cưới thì sớm nhất là bao nhiêu ngày?
Hiện nay, có một số gia đình thực hiện nghi thức xả tang ngay sau khi hỏa táng hoặc chôn cất người đã khuất, một số gia đình lại chọn xả tang sau 49 ngày, và cũng có gia đình xả tang sau 3 năm, 5 năm,…tùy vào điều kiện thực tế mà gia đình có thể chọn để tang trong bao lâu là tùy ý.
Nếu như cặp đôi đã có dự định ngày cưới trước nhưng không may có người thân trong gia đình qua đời, gia đình có thể suy nghĩ đến việc xả tang ngay sau khi chôn cất/ hỏa táng để hôn sự được tiến hành đúng như dự định, không ảnh hưởng đến kế hoạch của đôi vợ chồng.
Những điều kiêng kỵ khi chưa xả tang là gì?
Tang sự là việc không may mắn, đem lại sự đau buồn cho gia đình, chính vì vậy khi gia chủ đang chịu tang và chưa đến thời hạn xả tang hoặc chưa thực hiện nghi thức xả tang, tránh làm những việc dưới đây:
Không nên tiến hành cưới hỏi
Hôn sự được tính là chuyện vui, điều đáng vui mừng, chính vì vậy với những gia đình đang chịu tang, không nên tiến hành cưới hỏi, vì tiến hành cưới hỏi trong thời gian gia đình 1 trong 2 bên đang để đang được coi là không may mắn, cuộc sống vợ chồng sau hôn nhân sẽ gặp khó khăn, sóng gió, bất hòa,…
Chính vì lý do này mà nhiều gia đình thường xả tang sớm để cưới, nhằm tránh ảnh hưởng đến hạnh phúc của đôi bạn trẻ.
Tránh khai trương, làm móng xây nhà
Khai trương cũng được tính là chuyện vui, đáng để chúc mừng, tuy nhiên nên tránh tổ chức khai trương trong lúc gia đình đang để tang. Vì điều này được cho rằng sẽ ảnh hưởng đến công việc làm ăn, kinh doanh, buôn bán.
Ngoài khai trương thì xây nhà cũng được liệt vào danh sách những điều kiêng kỵ khi chưa xả tang. Xây nhà khi chưa xả tang được cho là điều không nên, vì sẽ khiến gia đình mất hòa khí, nặng hơn sẽ khiến vật chất tiêu phá, sức khỏe giảm sút,…
Trên đây là những điều kiêng kỵ, gia đình cần tránh làm trước khi xả tang. Nếu trong thời gian để tang, gia đình có kế hoạch hoặc dự tính nào nhất định phải làm như: cưới hỏi, xây nhà, thì có thể tiến hành nghi thức xả tang sớm, sau 49 ngày hoặc 100 ngày.
Như vậy qua thông tin của bài viết các bạn đã có thể biết được xả tang sớm để cưới có ảnh hưởng gì hay không. Thực chất việc xả tang sớm sẽ không ảnh hưởng gì đến gia đình, chỉ cần mọi thành viên luôn giữ sự tôn kính với người đã khuất, thờ cúng và thắp hương thường xuyên thì mọi công việc sẽ luôn hanh thông, thuận lợi.
Tang lễ Hà Nội sẽ thường xuyên cập nhật các bài viết liên quan đến những nghi thức lễ nghĩa và phong tục truyền thống của Việt Nam tại website https://tiktokaff.net/, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu hay có những thắc mắc liên quan đến những lễ nghi này, hãy thường xuyên theo dõi các bài viết của Tang lễ Hà Nội nhé!
Dịch vụ Tang lễ Hà Nội:
- Địa chỉ: 165 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Phone: 0984567022
- Email: tanglehanoi@gmail.com